Thuật ngữ diện tích tim tường và diện tích thông thủy không còn quá xa lạ đối với những người thuộc lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Nhưng với những người lần đầu nghe đến hẳn sẽ còn nhiều băn khoăn. Hãy cùng Siêu Thị Thế Giới Nội Thất giải đáp những băn khoăn đó từ những thông tin quan trọng được cung cấp dưới đây.
Diện tích thông thủy là gì?
Định nghĩa
Trước khi hiểu diện tích thông thủy là gì đầu tiên cần hiểu định nghĩa từ “thông thủy”. Thông thủy có nguồn gốc là từ Hán – Việt, trong đó “Thủy” nghĩa là nước. Còn từ “Thông” được hiểu là liền mạch hay thông suốt. Từ đó có thể hiểu từ Thông thủy ý chỉ nơi dòng nước có thể chạy qua một liền mạch qua mà không bị cản trở. Thuật ngữ này trong xây dựng và thiết kế kiến trúc rất thông dụng và quen thuộc.
Diện tích sử dụng căn hộ hay diện tích thông thủy chính phần diện tích bao gồm phần diện tích có tường ngăn các phòng bên trong căn hộ. Cùng với đó là diện tích ban công hay logia gắn với căn hộ đó.Tên gọi khác của nó là diện tích lọt lòng và tên tiếng Anh là Carpet Area – tức diện tích trải thảm. Ở nước ngoài phần không gian nào sử dụng thảm sẽ tính vào diện tích thông thủy.
Diện tích thông thủy được tính bởi công thức như sau:
Diện tích thông thủy = (Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở) – (Diện tích phần tường bao quát + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}
Lưu ý: Khi tính diện tích logia (ban công) thì ta tính toàn bộ từ diện tích sàn, còn trong trường hợp logia có phần diện tích tường chung thì cần tính từ mép trong củ diện tích tường chung đó

Đặc điểm diện tích thông thủy
Phần diện tích thuộc diện tích thông thủy không bao gồm các phần sau: diện tích của những sàn có cốt, diện tích tường bao quanh căn hộ hoặc ngôi nhà, phần tường phân chia các căn hộ, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Những chỗ có nước có thể lan ra cũng là phần diện tích được tính.
Ý nghĩa
Vai trò của diện tích thông thủy rất quan trọng với cả người mua và người bán. Người mua cần biết được chính xác diện tích và xác định số khoản chi rõ ràng để mua được căn hộ hoặc ngôi nhà diện tích ưng ý. Ngoài ra, hiểu và nắm được diện tích thông thủy sẽ giúp người mua có sự cẩn thận và thận trọng trong quá trình mua căn hộ tránh những vấn đề rắc rối về diện tích sau khi mua.

Diện tích tim tường là gì?
Định nghĩa
Diện tích của tim tường (còn được gọi là diện tích sàn xây dựng) là phần diện tích bao gồm tường căn hộ hoặc ngôi nhà, bên cạnh đó là các bức tường chi nhỏ căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật bên trong căn hộ.
Diện tích tim tường được tính theo công thức như sau:
Diện tích tim tường = (Diện tích tường ngăn phòng) + (diện tích ban công, logia) + (diện tích không gian ở).

Có một thuật ngữ khác để gọi diện tích tim tường là diện tích phù bì còn thuật ngữ tiếng Anh của nó là Built-up area.
Ý nghĩa
Phương án hiệu quả nhất khi đo nhà là đo diện tích tim tường, cách này thường hiệu quả hơn đo diện tích thông thủy. Lúc ấy các khoảng không gian của diện tích tim tường sẽ không thể sử dụng, cùng với đó những bức tường ngăn cách của căn hộ sẽ không phải là tường chịu lực. Do đó việc lắp đặt giá đỡ hoặc tủ, kệ sách Ti sẽ dễ dàng hơn nhiều. Đo diện tích Tim tường là một cách để gia chủ xác định diện tích chính xác của căn hộ.

Điểm khác biệt giữa diện tích tim tường và diện tích thông thủy
STT | Đặc điểm | Diện tích thông thủy | Diện tích tim tường |
1 | Những phần được tính diện tích | Bao gồm ác phòng nằm trong căn hộ và phần diện tích ban công, lô gia (nếu có) thuộc căn hộ đó | Tường ngăn các phòng căn hộ. Phần này gồm cả diện tích sàn có xây cột và hộp kỹ thuật bên trong căn hộ. |
2 | Những phần không được tính | Gồm có diện tích tường bao, tường chia các căn hộ cùng diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật của căn hộ. | |
3 | Lấy ví dụ tại căn hộ A là của bạn và căn hộ A1,A2 của bạn bè. Căn hộ A của bạn gồm hai phòng là phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh và ban công | Bao gồm diện tích của hai phòng và diện tích hai nhà vệ sinh. Bên cạnh đó tính cả tường ngăn cách hai phòng ngủ, tường ngăn cách hai nhà vệ sinh và diện tích sàn của ban công | Bao gồm phần diện tích Thông thủy, diện tích phần tường bao quanh căn hộ, ngăn cách với A1, A2. Phần được tính tiếp theo là diện tích sàn có cột, diện tích hộp kỹ thuật bên trong căn hộ. |
4 | Sử dụng | Chỉ sử dụng ở không gian trong của căn hộ (diện tích lọt lòng) | Phần diện tích tính tường căn hộ và quyền sở hữu tài sản. |
5 | Loại hình trong bất động sản | Căn cứ vào giấy tờ chứng nhận sở hữu đất để có chính xác giá đất cần mua. | Chỉ tính diện tích tim tường đối với các căn hộ chung cư (giá bán) |
6 | Thuật ngữ sử dụng | Còn gọi là diện tích sở hữu hay diện tích sàn | Còn gọi là diện tích xây dựng hay diện tích phủ bì |
Làm thế nào để đo diện tích thông thủy nhà chung cư?
Cách đo diện tích thông thủy hiện nay được tính theo các quy định như Thông tư 03/2014/TT-BXD. Mặc dù các quy định của Thông tư đã hết thời hạn hiệu lực vào ngày 15/8/20, Thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 là Thông tư mới nhất thay thế.
Nguyên văn Thông tư 03/2014/TT-BXD quy định:
“…Diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy như ví dụ theo hình vẽ dưới đây và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung. Khi bàn giao căn hộ, các bên phải ghi rõ trong biên bản bàn giao căn hộ hoặc trong phụ lục hợp đồng diện tích sử dụng căn hộ thực tế bàn giao và diện tích ghi trong hợp đồng mua bán căn hộ đã ký; biên bản bàn giao căn hộ hoặc phụ lục hợp đồng được coi là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ”.”

Công thức tính thực tế diện tích thông thủy: S = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)
Trong đó:
S là diện tích Thông thủy
- a, b: Là chiều dài và chiều ngang bên trong căn hộ ( được tính từ phần tường mép trong)
- c, d: Là chiều dài và chiều ngang của ban công hoặc lô gia nhà bạn.
- ∑ei: Phần tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, còn i là số cột.
- f: Phần diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, trường hợp nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên)
Trong trường hợp căn hộ của bạn thuộc kiểu khác thì hãy phân ra thành các loại hình chữ nhật, hình tròn,… cuối cùng là tính diện tích từng phần rồi cộng lại.
Diện tích tim tường và diện tích thông thủy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tính toán xây dựng công trình căn hộ hoặc nhà ở cũng như trong lĩnh vực bất động sản. Hiểu biết về khái niệm, ý nghĩa và cách tính sẽ giúp bạn chọn lựa chính xác khi quyết định mua hoặc xây căn hộ, nhà ở. Tại Siêu Thị Thế Giới Nội Thất, chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ thiết kế nội thất và sản phẩm nội thất, sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu thiết kế hoặc mua hàng. Để được hỗ trợ mua hàng và tư vấn nội thất, vui lòng liên hệ hotline 0911 59 1169 – 0252 3939 012 để được tư vấn và phục vụ nhanh nhất!
Tham khảo:
- Cách phối gạch lát nền màu xanh lá cây hợp mệnh với gia chủ
- Bậc tam cấp là gì – Cách trang trí, tính bậc tam cấp hợp phong thuỷ
- Vị trí để bể cá trong nhà nào là hợp phong thủy nhất?
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển được yêu thích thời gian gần đây, bởi phong cách...
Th8
Mọi thứ A – Z về phong cách nội thất Art Deco trong thiết kế nội thất
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về phong cách Art Deco, tuy nhiên nhiều bạn...
Th7
Phong cách minimalist tối giản trong nội thất kiến trúc
Trong cuộc sống thường ngày chắc chắn bạn cũng đã được nghe đến phong cách...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style) là gì ?
Phong cách thiết kế nội thất Rustic là phong cách thiết kế khá độc đáo...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải có điểm đặc biệt gì?
Những bộ phim từ phương Tây ít nhiều đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp...
Th7
Đặc trưng cơ bản phong cách Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong lối sống tối giản, phong cách nội...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất vintage có đặc trưng như thế nào
Phong cách thiết kế vintage phát triển mạnh mẽ, cùng với retro trở thành xu...
Th7