Veneer Là Gì? Tầm quan trọng của gỗ veneer trong thiết kế

Là một dân trong ngành thiết kế, chắc hẳn cụm từ veneer không còn là xa lạ. Bởi lẽ ngày nay khi nhu cầu sử dụng veneer lớn dẫn đến việc chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Loại vật liệu này mang vẻ đẹp thời thượng với màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch, đặc biệt là giá cả phải chăng. Vậy Veneer là gì? Cùng tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây nhé!

Gỗ veneer là gì?

Thông tin đầu tiên mà chúng tôi muốn bật mí cho bạn là khái niệm để giải thích cho câu hỏi veneer là gì. Veneer được hiểu là ván lạng, dùng để chỉ gỗ siêu mỏng được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên. Thông thường, các tấm veneer có độ dày không lớn, dao động từ 0,6 mm đến 3 mm. Chiều dài và chiều rộng được tạo ra phụ thuộc vào đường kính và chiều dài của cây gỗ gốc.

Giới thiệu cơ bản về veneer trong thiết kế
Giới thiệu cơ bản về veneer trong thiết kế

Một thân cây gỗ tự nhiên có thể lạng mỏng ra nhiều veneer (không tính độ hao hụt). Các loại gỗ thịt sẽ được dùng phổ biến trong sản xuất veneer như gỗ óc chó, sồi, xoan đào, tần bì, thông… Bởi loại gỗ này đáp ứng được tính thẩm mỹ, sự sang trọng, tinh tế với những đường vân độc đáo, đa dạng.

Màu sắc của veneer rất đa dạng vì nó phụ thuộc vào đường vân và màu sắc gốc của loại gỗ tạo ra. Không chỉ trên thế giới mà hiện nay ở Việt Nam, veneer được ứng dụng nhiều trong thiết kế. Cụ thể như lĩnh vực nội thất như nhà cửa, xe hơi…; lĩnh vực nhạc cụ âm nhạc như guitar, violin…

Đánh giá ưu – nhược điểm của gỗ veneer

Nhiều chuyên viên thiết kế đánh giá veneer là sự kết hợp tuyệt vời, giải pháp tối tân trong đáp ứng và thực hiện “giấc mơ” của con người. Vậy ưu và nhược điểm của veneer là gì? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại gỗ veneer.

Tổng hợp các ưu - nhược điểm của veneer
Tổng hợp các ưu – nhược điểm của veneer

Ưu điểm của veneer

  • Có tính thẩm mỹ cao vào kiểu dáng, hoa văn đa dạng, đẹp mắt. Có thể nói rằng trên thế giới có bao nhiêu loại gỗ tự nhiên thì có từng đó dòng gỗ veneer.
  • Ứng dụng được nhiều mẫu thiết kế nhờ bề mặt có thể uốn cong, tạo được các đồ nội thất phức tạp.
  • Giúp thiết kế trở nên phong phú, đa dạng hơn vì gỗ veneer có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc… Thậm chí với những người thợ có kỹ thuật cao, họ có thể chạy chìm hoặc đảo vân.
  • Veneer có thời gian thi công nhanh và giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên.

Nhược điểm của veneer

Bên cạnh những ưu điểm trên thì veneer vẫn còn tồn đọng một vài khuyết điểm. Nếu bạn đang muốn sử dụng veneer trong các thiết kế của mình thì đây là điều không thể bỏ qua. Vậy nhược điểm của veneer là gì?

  • Tính chống chịu nước của veneer không được đánh giá cao. Bởi veneer được tạo nên từ cốt gỗ công nghiệp và có độ dày mỏng. Do đó, khi tiếp xúc nhiều với nước, nước vẫn có thể thấm vào gỗ.
  • So với gỗ tự nhiên, độ bền của veneer khá thấp. Veneer dễ dàng gặp tình trạng trầy xước, hư hỏng và rạn nứt nếu di chuyển nhiều lần.
  • Trình độ tay nghề của thợ kém sẽ khiến quá trình dán veneer bị lộ vân.

Đặc trưng của gỗ veneer

Đặc trưng của gỗ veneer là gì sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Đặc điểm cần biết về veneer
Đặc điểm cần biết về veneer
  • Cấu tạo: Veneer gồm hai lớp cơ bản (bề mặt được tạo ra từ thân cây gỗ tự nhiên kết hợp với cốt gỗ công nghiệp).
  • Đặc tính: Veneer có trọng lượng khá nhẹ. Không xảy ra hiện tượng co ngót hay cong vênh, khả năng chịu nước kém và dễ bị trầy xước.
  • Vân gỗ: Thông thường, veneer không có các đường vân gỗ và vân trên bề mặt không có sự liền mạch tự nhiên. Bên cạnh đó, màu sắc giữa các bề mặt gỗ có sự chênh lệch rõ ràng.

Các loại gỗ veneer

Biết được các thông tin cơ bản nhất của veneer là gì, vấn đề bạn nên quan tâm tiếp theo là phân loại veneer. Bởi không phải veneer nào cũng phù hợp với các thiết kế bạn mong muốn. Có nhiều loại veneer đa dạng và phong phú. Bởi cốt veneer được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên nên gỗ tự nhiên càng đa dạng, veneer lại càng nhiều loại. Phân loại veneer cụ thể được cập nhật bên dưới.

Giới thiệu các loại gỗ veneer phổ biến
Giới thiệu các loại gỗ veneer phổ biến

Ván dán MDF/ HDF

Ván dán MDF/ HDF veneer là hai dòng ván gỗ có nguồn gốc 100% công nghiệp. Ván dán có nhiều công dụng, rất đa năng. Tuy nhiên trong thiết kế thông thường sẽ được sử dụng làm cốt dán veneer hoặc các lớp phủ khác như laminate hay acrylic. Bạn có thể sử dụng nó để làm đồ nội thất trong nhà như kệ tivi, giường hay tủ quần áo.

Gỗ ghép

Dòng gỗ này thuộc dòng cao cấp hơn loại phía trên chúng tôi giới thiệu. Quá trình tạo ra sẽ sử dụng những mảnh vụn của gỗ tự nhiên, sau đó sẽ đem đi luộc, sấy và bả bột… Gỗ ghép có thể được ghép theo dạng chồng lên nhau hoặc ghép theo cạnh ngang để tạo nên sự vững chắc. Bởi vậy, giá thành của gỗ ghép khá cao.

Veneer gỗ sồi

Nguyên liệu chủ yếu của veneer gỗ sồi chính là gỗ sồi tự nhiên. Nó được tạo nên bằng cách lạng mỏng từ thân cây gỗ rồi phủ bề mặt của cốt gỗ công nghiệp. Veneer gỗ sồi thường được áp dụng công nghệ xử lý cao nên thích hợp trong các thiết kế có nhiều chi tiết như cong vênh. Loại veneer này có độ bền tốt, phù hợp làm đồ nội thất. Tuy nhiên có một nhược điểm cần lưu ý là tính chống nước kém.

Veneer xoan đào

Veneer xoan đào được tạo nên từ gỗ xoan đào và dày 3 ly. Nó có ưu điểm về tính thẩm mỹ vì những đường vân xoan đào rất đẹp. Tương tự với veneer gỗ sồi, veneer xoan đào cũng có độ bền và hạn chế được cong vênh.

Veneer óc chó

Để tạo nên một tấm veneer óc chó, người thợ sẽ tiến hành cắt lát sản xuất từ gỗ óc chó, thiết kế theo độ dày 3 ly và dán lên các cốt gỗ MDF, HDF. Ưu điểm của loại veneer này là chống cong vênh, vân gỗ đẹp, tạo được sự sang trọng trong thiết kế. Để sử dụng veneer óc chó bền theo thời gian, bạn cần tránh nước và các va đập mạnh.

Tính ứng dụng của gỗ veneer

Ngày nay, veneer đang được dùng phổ biến ở nhiều khu vực như châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Trên thị trường Việt Nam, veneer được dùng rộng rãi hơn trong nhiều mẫu thiết kế hiện đại. Veneer là sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp nên có được nhiều tính năng nổi bật.

Veneer và các mẫu thiết kế cơ bản
Veneer và các mẫu thiết kế cơ bản

Bạn muốn sử dụng veneer trong thiết kế? Vậy tính ứng dụng của veneer là gì? Veneer có thể sử dụng để tạo nên các sản phẩm nội thất, cụ thể:

  • Nội thất dân dụng: Tủ bếp, sàn, tủ quần áo, giường ngủ…
  • Nội thất văn phòng: Bàn làm việc, tủ đựng đồ, vách ngăn…
  • Nội thất ô tô

Siêu Thị Thế Giới Nội Thất – chuyên kinh doanh nội thất làm từ gỗ veneer chất lượng

Qua những thông tin phía trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được veneer là gì. Sử dụng veneer trong thiết kế nội thất sẽ giúp không gian sống trở nên sang trọng, phù hợp với mọi xu thế. Ngoài ra, giá thành phải chăng, thời gian sử dụng lâu.

Cập nhật nơi mua sản phẩm làm bằng veneer uy tín
Cập nhật nơi mua sản phẩm làm bằng veneer uy tín

Nếu bạn không biết mua các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ veneer ở đâu uy tín thì có thể ghé đến Siêu Thị Thế Giới Nội Thất. Địa chỉ của chúng tôi tọa lạc ở thành phố Bình Thuận. Hiện chúng tôi đã có hỗ trợ vận chuyển trên toàn quốc. Bạn có thể liên hệ qua website để nhận được tư vấn và hướng dẫn đặt hàng chi tiết.

Sản phẩm nội thất mà chung tôi cung cấp vô cùng đa dạng, phong phú. Chẳng hạn như bàn gồm có, bàn giám đốc, bàn cafe, bàn học, bàn làm việc… Thậm chí là các mẫu tủ bàn ăn thiết kế hiện đại.

Như vậy mọi thông tin về veneer đã được giới thiệu trong bài viết. Hy vọng qua đó, bạn đọc đã hiểu veneer là gì. Để tư vấn chi tiết đừng quên liên hệ tại hotline: 0911 59 11690252 3939 012 hoặc gửi email về địa chỉ: info@sieuthithegioinoithat.vn.

Tham khảo: HMR là gì? Gỗ HMR là gì? Siêu Thị Thế Giới Nội Thất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *