Thiết kế nội thất nhà bếp thông minh đang là xu hướng hiện nay của các bạn trẻ, vừa tiết kiệm diện tích, lại vừa tiết kiệm được chi phí. Vậy bạn đã năm được thiết kế nội thất nhà bếp thông minh bao gồm những vật dụng và lưu ý gì chưa?
Bài viết dưới đây, Siêu Thị Thế Giới Nội Thất gửi đến các bạn vài thông tin tham khảo khi các bạn thiết kế nhà bếp thông minh cho mái ấm riêng của mình.
1. Nội thất nhà bếp thông minh là gì?
Sản phẩm thông minh được các chuyên gia định nghĩa là thiết kế tập hợp những đặc điểm: đa chức năng – tiết kiệm diện tích – biến đổi không gian. Những món đồ nội thất này không chỉ giúp gia chủ tối ưu diện tích không gian mà còn phát huy tối đa công năng sử dụng.
Đặc điểm chủ yếu là sản phẩm thường được thiết kế nhỏ gọn giúp việc kéo ra hay gấp gọn dễ dàng và tiện lợi. Nội thất có thể tích hợp nhiều công năng trong một sản phẩm, giúp bạn không phải tốn tiền mua sắm cho nhiều món đồ khác nhau chính là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dụng thông minh.
Sản phẩm sẽ vô cùng thích hợp cho cuộc sống hiện đại, khi mà những căn hộ chung cư bé bé xinh xinh hay văn phòng nhỏ trở nên khá phổ biến. Đồng thời, sản phẩm này giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí, chỉ cần mua một món đồ là có thể sử dụng 2 hoặc nhiều vai trò.
2. Nội thất nhà bếp thông minh bao gồm những gì?
Các sản phẩm nội thất nhà bếp thông minh sẽ bao gồm những món đồ cơ bản nhưng có thêm khả năng tích hợp công năng như những món nội thất dưới đây.
2.1 Tủ bếp
Tủ bếp chính là một trong những thiết bị phòng bếp cần có nhất vì là nơi lưu trữ gần như tất cả những phụ kiện bếp núc, do đó chiếm nhiều diện tích nhất trong bếp. Vì vậy để có một căn bếp đẹp, thông minh và an toàn thì việc lựa chọn một chiếc tủ bếp sao cho matching với thiết kế của nhà bếp là việc rất quan trọng.
Tùy theo diện tích căn bếp và thiết kế chính của nhà bếp mà bạn có thể lựa chọn chất liệu của tủ bếp như inox, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhôm kính hoặc chất liệu nhựa sao cho phù hợp nhất.
Lựa chọn tủ bếp được tích hợp nhiều giá úp xoong nồi, giá dao, giá đựng chai lọ, giá đựng gia vị… được thiết kế đa-zi-năng với nhiều khay tiện dụng sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích và vẫn đảm bảo công năng sử dụng.
2.2 Phụ kiện tủ bếp thông minh
Phụ kiện tủ bếp bao gồm các thiết bị và vật dụng được sắp xếp trong khu vực phòng bếp, lắp đặt trên bề mặt và kê dưới tủ bếp giúp cho không gian phòng bếp gọn gàng hơn, tiết kiệm không gian giúp cho công việc bếp núc trở nên thuận tiện và nhanh chóng.
Để một phòng bếp đảm bảo độ tiện nghi thì những phụ kiện tủ bếp thông minh là những món đồ không thể thiểu. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về một số phụ kiện cần thiết bạn có thể tham khảo:
Kệ đựng gia vị, dao, thớt: Có thể nói, giá để chai lọ, dao, thớt là phụ kiện được thiết kế có tính tổ chức tốt nhất. Món phụ kiện này thường chỉ chiếm không gian nhỏ, khoảng 20cm đến 30cm nhưng lại có khả năng chứa đựng từ gia vị, chai lọ, và cả dao thớt. Ưu tiên chọn các giá chai lọ, dao thớt được chế tác bằng vật liệu thép không gỉ, với hệ ray trượt giảm chấn giúp cho việc vận hành trơn tru, đơn giản hơn khi sử dụng loại phụ kiện tiện ích này.
Giá để chất tẩy rửa nhà bếp: Món đồ này giúp tiết kiệm diện tích, khiến gian bếp trông gọn gàng hơn và tránh làm văng chất tẩy rửa, hóa chất vào thực phẩm khi đang chế biến.
Thùng gạo thông minh: Gạo vào trước sẽ được cho ra sử dụng trước, ưu điểm vượt trội này khiến thùng gạo thông minh ngày càng được ưa chuộng thay vì sử dụng các thùng gạo theo truyền thống. Gạo cũng sẽ được lấy theo chính xác số lượng bạn muốn dùng thay vì phải áng chừng như trước. Bên cạnh đó còn có sản phẩm thùng gạo âm tủ, giúp bảo quản gạo trước nguy cơ ẩm mốc và côn trùng xâm nhập. Thùng gạo âm tủ hiện có nhiều loại khác nhau, trên thị trường có vô vàn mẫu mã cho bạn lựa chọn.
Tủ để đồ khô, đồ hộp: Dự trữ thực phẩm khô, đồ hộp trong tủ thay vì để lăn lóc sẽ bảo quản được sản phẩm lâu và nhìn gian bếp gọn gàng hơn.
Ngăn kéo tủ bếp: Tận dụng tủ bếp để sử dụng thêm ngăn kéo, dễ dàng cất và lưu trữ dụng cụ nhà bếp ngăn nắp gọn gàng.
2.3 Thiết bị bếp từ, bếp điện từ
Ưu điểm của loại bếp này là rất an toàn khi sử dụng, hạn chế cháy nổ trong quá trình sử dụng, bếp cũng thân thiện với môi trường, cho người dùng dễ dàng chùi rửa vệ sinh và đặc biệt nhất là tiết kiệm kha khá thời gian nấu nướng.
Hơn nữa vì sử dụng điện năng để hoạt động nên nó có tính an toàn cao, không phát sinh các loại khí độc ảnh hưởng lên sức khỏe chúng ta như CO2, CO trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Chỉ cần có nguồn điện nối vào là bạn không phải bận tâm đến việc phải thay gas hàng tháng.
2.4 Lò vi sóng, lò nướng hoặc lò nướng kết hợp vi sóng
Nếu như trước kia chúng ta có đã quen thuộc với việc sử dụng nhiều loại dầu mỡ để chế biến các món chiên xào trong bữa ăn khiến cho rất nhiều bệnh phát sinh như béo phì, máu nhiễm mỡ, gout… Thì xu hướng hiện đại mọi người ưu tiên chọn làm chín thức ăn bằng lò vi sóng, lò nướng hay lò nướng kết hợp với vi sóng, giúp hạn chế đến mức tối đa lượng dầu mỡ có trong các món ăn.
Các thiết bị nhà bếp thông minh này còn giúp thức ăn được giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng. Điều này giúp chúng ta hấp thụ được tối đa lượng hàm lượng chất bổ vào cơ thể. Không những thế người xưa còn có câu “Nhất nướng, nhì chiên”, có nghĩa là trong các cách chế biến thì nướng vẫn là cách làm món ăn giữ được mùi hương thơm ngon, bắt vị nhất.
2.5 Nồi chiên không dầu
Sản phẩm này mới phổ biến trên thị trường chưa quá 3 năm song đã đủ tiên tiến để có thể thay thế nồi, chảo giúp chúng ta có những món ăn thơm ngon, lại tiêu tốn ít dầu mỡ. Tiện lợi, không văng dầu trong suốt quá trình chế biến món ăn. Thậm chí từ khi có nồi chiên không dầu thì việc ưa dùng các loại lò nướng hay lò vi sóng cũng giảm bớt vì sự tiện dụng tuyệt vời của nồi chiên không dầu mang lại.
2.6 Tủ lạnh cho nhà bếp
Tủ lạnh phải nói là một thiết bị bếp quan trọng và không thể thay thế được của mỗi gia đình. Công dụng bao la của tủ lạnh là điều không phải mang ra bàn cãi. Đây là nơi giúp chúng ta cất giữ đồ tươi lẫn bảo quản thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Một chiếc tủ lạnh với kích cỡ phù hợp với số lượng thành viên trong nhà sẽ là lựa chọn hàng đầu của bà nội trợ khi chọn mua nội thất nhà bếp.
2.7 Dụng cụ máy hút mùi nhà bếp
Thường xuyên nấu bếp, bạn sẽ khó tránh khỏi việc bị bám mùi thức ăn và khói. Việc sử dụng máy hút sẽ làm giảm thiểu lượng mùi, khói trong không gian nhà bếp. Hiện nay trên thị trường máy hút mùi đã được sản xuất với rất nhiều mẫu mã, công suất, đến từ nhiều thương hiệu khác nhau cho bạn lựa chọn.
2.8 Thiết bị máy rửa bát
Máy rửa bát tự động đã dần không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là những gia đình có điều kiện kinh tế. Để tiết kiệm thời gian rửa chén bát sau các bữa ăn, nhất là tiệc tùng, hay những buổi họp mặt gia đình thì việc sở hữu máy rửa chén tự động là lựa chọn vô cùng thông minh, hợp lý của người nội trợ!
3. Một số mẫu thiết kế nội thất nhà bếp thông minh
3.1 Tủ bếp mở
Mẫu tủ bếp mở là xu thế được ưa chuộng bởi những gia đình có diện tích nhà ở rộng, không gian bếp phía trước nhà. Mẫu thiết kế này có rất nhiều ngăn, diện tích lớn, có thể dùng chính kích thước tủ để ngăn khoảng cách không gian trong nhà bếp.
Tủ bếp không gian mở sẽ tạo ra sự thoáng đãng, đồng thời có khả năng lưu trữ được nhiều đồ dùng và thực phẩm. Chủ nhà có thể chủ động sắp xếp để đồ từng ngăn theo chủng loại. Thiết kế ngăn kéo theo kiểu xoay, nhọn hay vuông góc đều khá thịnh.
3.2 Thiết kế nội thất phòng bếp thông minh với tủ bếp âm tường
Tủ bếp âm tường là một trong những món nội thất phòng bếp thông minh với ưu điểm vượt trội là tiết kiệm không gian tối đa. Được thiết kế một nửa tủ kệ phía trên cao cùng một nửa tủ âm tường bên dưới tạo sự hài hòa cân đối cho căn nhà, giúp gia chủ tận dụng tối đa khoảng trống.
Thiết kế này vừa tăng không gian lưu trữ đồng thời giúp căn bếp trở nên gọn gàng, kín đáo và có nét sang trọng hơn.
3.3 Tủ bếp kịch sàn giúp tối ưu không gian phòng bếp nhỏ
Đối với thiết kế này, không gian bếp được bố trí hợp lý theo từng khu nhằm đảm bảo sự tiện lợi, dễ dàng khi sử dụng. Tủ trên đóng kịch trần giúp tối đa khả năng lưu trữ.
3.4 Thiết kế phòng bếp có diện tích nhỏ có cửa sổ
Chọn tủ bếp chữ L sẽ gây ấn tượng mạnh với bất kỳ ai ghé thăm phòng bếp của gia đình. Chân tủ và mặt tủ sang trọng, dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Tủ thường được thiết kế đặt cạnh cửa sổ, đón ánh sáng chan hòa, tạo cảm giác thông thoáng rộng rãi cho không gian. Đừng quên bổ sung thêm các giá gỗ thiết kế đơn giản đựng gia vị tiện lợi.
3.5 Thiết kế nội thất nhà bếp chữ L
Nhà bếp hình chữ L thì bạn có thể quan sát hình để hình dung về bố cục 2 bức tường vuông góc liền nhau, thường áp dụng thiết kế theo nguyên tắc tam giác bếp. Tủ bếp hướng tới thiết kế giản đơn, tinh tế với nhiều ngăn chứa đồ giúp sắp xếp đồ dùng nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp.
Nội thất nhà bếp chữ L thường thiết kế theo không gian mở, thoáng đãng, không bị ngăn cách với các gian nên sẽ giúp người nội trợ có thể vừa nấu ăn, vừa trò chuyện với gia đình.
Với thiết kế đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã mà vẫn sang trọng, phù hợp với gần như mọi diện tích của phòng bếp nên mẫu bếp chữ L ngày càng được nhiều người và hộ gia đình lựa chọn.
>>> XEM NGAY: Các mẫu tủ bếp ĐẸP, HIỆN ĐẠI và SANG TRỌNG nhất hiện nay
4. Những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp thông minh
Lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh lau chùi, bảo quản
Gạch ốp tường bạn nên lựa chọn loại gạch sáng màu, trơn tru và có độ bóng. Mặt bàn bếp cần ưu tiên sử dụng vật liệu cứng, có khả năng chống nhiệt. Nên cân nhắc chất liệu thép không gỉ vì loại này cũng được đánh giá là thích hợp với khu bếp.
Kích thước của bếp hợp lý
Chiều cao tủ đồ, bàn đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa và bếp cần tuân theo các quy định chuẩn mực. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong thiết kế nhà bếp là khoảng cách, kích thước của các món đồ phải tùy thuộc vào chiều cao của người thao tác chính trong nhà, để tránh tình trạng phải với tay lên quá cao khi lấy bát đĩa hay bị vướng víu khi hai người cùng nấu bếp.
Đảm bảo đủ năng lượng điện
Để tránh việc sau khi xây xong bếp, bạn phải mua thêm thiết bị mới hay lắp đặt thêm ổ điện, tốt nhất ngày từ đầu bạn nên lắp đặt một số ổ cắm điện dự phòng cho bếp để khắc phục điều này. Chú ý vị trí của ổ cắm cần đặt cách mặt bếp tối thiểu 15cm và tránh lắp đặt ở điện ở khu vực gần chậu rửa để tránh nước bắn vào gây chập ổ.
Cửa bếp tránh đối diện phòng ngủ
Vị trí cửa bếp nên tránh tối đa việc đặt đối diện với cửa phòng ngủ. Vì bếp là nơi nóng bức, nhiều khói và mùi thức ăn nên nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, quá trình hô hấp của gia chủ. Phòng ngủ vốn luôn có những điều kiêng kỵ riêng mà bạn cũng nên lưu tâm nhé.
Lựa chọn các gam màu biến không gian thông thoáng hơn
Đối với những phòng bếp nhỏ, ứng dụng gam màu sáng để tạo cảm giác rộng mở, thoáng đãng. Trong các màu sáng, màu trắng thường là gam màu chủ đạo, được sử dụng phổ biến để làm nổi bật các món nội thất khác. Tuy nhiên đối với nhà bếp là nơi dễ ám khói lên tường hay trần nhà, các gia chủ ngại điều này có thể chọn các gam trung tính với sắc độ sáng nhẹ.
Lưu ý hệ thống đèn chiếu sáng cho căn bếp
Đèn chiếu sáng là phần không thể bỏ qua khi thiết kế phòng bếp nhỏ. Nguồn sáng đầy đủ không chỉ giúp người nội trợ thuận tiện trong chế biến mà còn làm tăng nét sang trọng, ấm cúng trong gian bếp núc.
Tối giản hóa các nội thất phòng bếp nhỏ
Đồ dùng nhà bếp thường rất nhiều. Tuy nhiên, diện tích phòng bếp có hạn nên bạn hãy cân nhắc chọn những đồ dùng thật sự cần thiết cho gia đình. Điều này không những giúp căn bếp của bạn được gọn gàng mà còn tiết kiệm chi phí mua sắm nhiều đồ đạc.
Một điều quan trọng nữa là đừng bao giờ quên tận dụng tường phòng bếp làm nơi treo các vật dụng nhà bếp thường ngày như: chảo, xoong nhỏ, nắp xoong… Hoặc thiết kế các kệ, giá gắn tường để tăng không gian lưu trữ đồ dùng, vật dụng trong bếp.
Sieuthithegioinoithat.vn vừa gửi đến các bạn những thông tin và mẫu thiết kế nội thất nhà bếp thông minh. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có những ý tưởng riêng và độc đáo cho mái ấm của mình, ngoài ra các bạn cần chọn nơi cung cấp thiết bị nội thất uy tín nữa nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Kinh Nghiệm Thiết Kế Nội Thất Phòng Ăn Đẹp Không Thể Bỏ Qua
- Cách trang trí nhà bếp chuẩn và các mẫu trang trí cực kỳ đẹp mắt
- Top 20 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp hình chữ L năm 2022
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển được yêu thích thời gian gần đây, bởi phong cách...
Th8
Mọi thứ A – Z về phong cách nội thất Art Deco trong thiết kế nội thất
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về phong cách Art Deco, tuy nhiên nhiều bạn...
Th7
Phong cách nội thất tối giản minimalist trong kiến trúc
Trong cuộc sống thường ngày chắc chắn bạn cũng đã được nghe đến phong cách...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style) là gì ?
Phong cách thiết kế nội thất Rustic là phong cách thiết kế khá độc đáo...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải có điểm đặc biệt gì?
Những bộ phim từ phương Tây ít nhiều đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp...
Th7
Đặc trưng cơ bản phong cách Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong lối sống tối giản, phong cách nội...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất vintage có đặc trưng như thế nào
Phong cách thiết kế vintage phát triển mạnh mẽ, cùng với retro trở thành xu...
Th7