Trong thiết kế nội thất ngày nay, gỗ MFC và MDF là hai dòng gỗ công nghiệp rất phổ biến và được đông đảo người dùng ưa chuộng. Mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm riêng về chất lượng cũng như tính ứng dụng. Với bài viết sau đây, Siêu Thị Thế Giới Nội Thất sẽ giới thiệu bạn các so sánh gỗ công nghiệp MFC và MDF, hướng dẫn bạn đọc cách phân biệt và lựa chọn loại gỗ phù hợp cho công trình kiến trúc của mình.
Giới thiệu chung về ứng dụng gỗ MFC và MDF trong đồ nội thất
Cả 2 loại gỗ MFC và MDF đều có chung tính chất là thân thiện với môi trường. Gỗ MFC và MDF hiện đang được rất nhiều nước khuyến khích sử dụng vì có thể tái sản xuất, hạn chế rác thải ồ ạt đổ ra môi trường.
Tính trung bình trên thị trường hiện nay đồ nội thất gỗ sử dụng 2 chất liệu này phải chiếm tới hơn 80%, ứng dụng rộng rãi cho tất cả các loại công trình từ nhà ở đến công cộng như trường học, văn phòng, quán ăn,…
Cụ thể thì gỗ MFC và MDF có những đặc trưng riêng biệt nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Đặc trưng của gỗ công nghiệp MFC
Tên gọi MFC là viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”: là dạng ván dăm có lớp phủ Melamine trên bề mặt. MFC có 2 loại chính:
- Gỗ MFC thường
- Gỗ MFC chống ẩm
Trải qua quy trình sản xuất chặt chẽ và nghiêm ngặt, dòng gỗ này đã được loại bỏ hết các tác nhân gây mối mọt, ẩm mốc, mối mọt và hoàn thiện về chất lượng. Một số đặc trưng tiêu biểu của dòng gỗ MFC có thể kể đến như:
- Có trên 130 màu sắc đẹp mắt, đa dạng từ màu đơn sắc cho đến hoa văn vân gỗ, giả đá,…
- Phong cách trẻ trung hiện đại, phù hợp với hầu hết các không gian kiến trúc từ bình dân đến cao cấp.
- Khả năng chịu lực tốt.
- Bề mặt Melamine chống trầy xước, mài mòn, giúp đồ nội thất bền đẹp dài lâu.
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.
Đặc trưng của gỗ công nghiệp MDF
Tên gọi MDF là viết tắt của cụm từ ” Medium Density Fiberboard”: được hiệu là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình. Gỗ MDF cũng có 2 loại phổ biến là:
- Ván MDF thường
- Ván MDF chống ẩm
Loại gỗ MDF này được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt loại ván MDF chống ẩm thường được sử dụng trong phòng bếp và những không gian hay có độ ẩm cao. Một số đặc trưng cơ bản của dòng gỗ MDF:
- Bề mặt phẳng nhẵn dễ dàng ép các tấm vật liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate hoặc sơn màu, dán những lớp Veneer xoan đào, sồi, Ash,…
- Đem tới vẻ đẹp tiệm cận với gỗ tự nhiên.
- Kích thước tiêu chuẩn: 1220 x 2400mm và 1830 x 2440mm.
- Được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau, chịu lực tốt, hạn chế cong vênh.
Cách phân biệt gỗ MFC và MDF trong các sản phẩm nội thất
Nhìn chung, gỗ ván dăm và gỗ ván sợi khi đưa vào sản xuất các sản phẩm nội thất, được sơn phủ lên bề mặt đều nhìn tương tự nhau. Để phân biệt 2 loại gỗ công nghiệp này, bạn có thể quan sát kỹ ở phần lõi để tìm điểm khác biệt.
Đặc điểm phân biệt | Gỗ công nghiệp MFC | Gỗ công nghiệp MDF |
Cấu tạo | Ván dăm và giấy trang trí nhúng keo Melamine | Sợi gỗ/ bột gỗ |
Cốt ván | Cốt ván trông thô ráp | Cốt ván rất mịn, khi cắt không bị mẻ cạnh |
Độ dày | 18mm và 25mm | 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm |
Từ đây bạn có thể thấy, về sơ bộ 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF đều khá giống nhưng nhìn kỹ về bề mặt cấu trúc, lõi ván và độ dày thì có sự khác biệt tương đối rõ. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay dòng gỗ MFC cũng có giá thành thấp hơn gỗ MDF.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC và MDF trong nội thất
Cả 2 dòng gỗ MDF và MFC đều sở hữu ưu điểm nhất định và chất lượng, đặc biệt đều có giá thành rất phải chăng. Tính ứng dụng của 2 loại gỗ này cũng vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng và tính chất của món đồ nội thất.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC – Melamine Face Chipboard trong đồ nội thất
- Thiết kế những món đồ nội thất hình dáng thẳng hoặc theo khối phẳng.
- Ván chống ẩm dùng cho không gian ẩm ướt như nhà vệ sinh, tủ bếp.
- Đồ nội thất văn phòng: tủ hồ sơ, bàn ghế, vách ngăn,…
- Đồ nội thất nhà ở: giường, tủ quần áo, bàn ghế.
- Thiết kế showroom
Ứng dụng của gỗ MDF – Medium-density fibreboard trong đồ nội thất
- Thiết kế những món đồ nội thất có kiểu dáng cầu kỳ, phức tạp
- Ván chống ẩm dùng cho không gian có độ ẩm cao như nhà bếp.
- Đồ nội thất văn phòng: bàn ghế, tủ kệ,…
- Đồ nội thất nhà ở: giường, tủ quần áo, bàn ghế, cửa,…
- Đồ nội thất công trình
Mời bạn xem thêm:
So sánh 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF có thể thấy cả 2 đều có nhiều ưu điểm và mang tới những lợi ích tối ưu cho người sử dụng. Nếu có khuynh hướng tiết kiệm và đơn giản, bạn có thể chọn ván gỗ MFC. Nếu muốn bề ngoài của sản phẩm nhẵn mịn, ưu tiên tính thẩm mỹ, bạn nên cân nhắc ván gỗ MDF. Hy vọng bài viết này của Siêu Thị Thế Giới Nội Thất đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với chúng tôi nếu cần được tư vấn, hỗ trợ về thiết kế nội thất và thi công bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Tham khảo:
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển được yêu thích thời gian gần đây, bởi phong cách...
Th8
Mọi thứ A – Z về phong cách nội thất Art Deco trong thiết kế nội thất
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về phong cách Art Deco, tuy nhiên nhiều bạn...
Th7
Phong cách minimalist tối giản trong nội thất kiến trúc
Trong cuộc sống thường ngày chắc chắn bạn cũng đã được nghe đến phong cách...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style) là gì ?
Phong cách thiết kế nội thất Rustic là phong cách thiết kế khá độc đáo...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải có điểm đặc biệt gì?
Những bộ phim từ phương Tây ít nhiều đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp...
Th7
Đặc trưng cơ bản phong cách Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong lối sống tối giản, phong cách nội...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất vintage có đặc trưng như thế nào
Phong cách thiết kế vintage phát triển mạnh mẽ, cùng với retro trở thành xu...
Th7