Chất liệu gỗ MDF hay còn gọi là gỗ công nghiệp là vật liệu thường được dùng để sản xuất các vật dụng bằng gỗ như ván mdf, bàn ghế, tủ quần áo, tủ trưng bày… Nhưng bạn đã hiểu đúng về chất liệu này chưa? Theo bạn MDF là gì? Hãy cùng Siêu Thị Thế Giới Nội Thất tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Chất liệu MDF là gì?
MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard (ván sợi mật độ trung bình). Thực tế, MDF là tên gọi chung của các loại ván ép sợi bột có tỷ lệ nén trung bình (medium density) và nén cao (hardboard). Người ta thường dựa vào các thông số về vật lý và độ dày, cách xử lý bề mặt của ván mdf để phân biệt giữa hai tỷ lệ.
Ván gỗ MDF được làm từ các loại gỗ cứng và mềm, bao gồm các thành phần chính như: paraffin wax, bột sợi gỗ, chất bảo vệ khỏi mối và ẩm mốc… Ngoài ra tùy theo nhà sản xuất có thể thêm một số thành phần gỗ cứng.
Như vậy chất liệu MDF là sản phẩm của quá trình liên kết giữa các sợi gỗ bằng keo hoặc bằng hóa chất. Mỗi sản phẩm có độ dày khác nhau, rất được ưa thích trong lĩnh vực xây dựng và nội thất.
Phân loại chất liệu MDF
Dựa trên các chủng loại gỗ, chất kết dính và thành phần phụ gia, người ta phân chia gỗ MDF thành 3 loại:
- Gỗ MDF trơn: Loại vật liệu này khi sử dụng sẽ được sơn PU
- Gỗ MDF chống ẩm: Là gỗ MDF trơn nhưng trong quá trình sản xuất đã được trộn keo chịu nước, được dùng ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.
- Gỗ MDF Veneer: là ván MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng nhằm hoàn thiện bề mặt. Lớp Veneer đó có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash… Lúc này các sản phẩm gỗ nội thất Veneer sẽ trông rất giống gỗ tự nhiên. Gỗ MDF Veneer thậm chí còn bắt mắt hơn nhờ nét phẳng và khả năng ghép nhiều loại gỗ, rất phù hợp với phong cách hiện đại và tân cổ điển trong nội thất.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Gỗ vụn và nhánh cây trước tiên được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ Cellulose. Các sợi gỗ này sẽ lần lượt đi qua bồn rửa trôi tạp chất, các khoáng chất nhựa…
Sau quá trình này chúng được đưa vào máy trộn bao gồm các thành phần: paraffin wax, bột sợi gỗ, keo đặc chủng, chất bảo vệ gỗ cùng bột độn vô cơ để áp thành các ván MDF có độ dày từ 3ly đến 25ly. Mỗi tấm ván có kích thước trung bình 1220mmx2440mm.
Có 2 dạng trong quá trình sản xuất MDF hiện nay: quy trình MDF khô và quy trình MDF ướt. Mỗi dạng đều có những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ, các nhà sản xuất vật liệu sẽ đưa ra những lựa chọn quy trình hợp lý.
Quy trình sản xuất gỗ MDF khô
Ở quy trình sản xuất khô, keo và phụ gia sẽ được trộn vào bột gỗ bên trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi khi đã áo keo sẽ được trải bằng máy rải cào thành nhiều tầng tùy theo khổ và độ dày của ván. Sau đó chúng được chuyển qua máy ép gia nhiệt. Máy ép sẽ bắt đầu ép nhiều lần. Lần đầu sẽ ép sơ bộ cho lớp trên, rồi đến các lớp thứ 2 và thứ 3 ở sau. Lần ép thứ 2 sẽ ép cả 3 lớp lại. Chế độ nhiệt sẽ được thiết lập nhằm đẩy nhanh quá trình bốc hơi nước và hóa rắn chất keo. Ván sau khi đã ép được xuất ra, cắt bỏ biên và phân loại.
Quy trình sản xuất gỗ MDF ướt
Quy trình này bắt đầu từ bước bột gỗ được phun nước làm ướt và kết vón thành dạng vảy. Ngay sau đó chúng sẽ được cào rải và đưa lên mâm ép ép nhiệt một lần nhằm tạo sơ bộ độ dày. Ván MDF sau đó được cán hơi ở nhiệt độ cao, nén chặt hai mặt và làm khô.
Ưu nhược điểm của chất liệu gỗ MDF
1. Ưu điểm chất liệu gỗ MDF
- Độ bám sơn và vecni của MDF rất cao, thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất nhiều màu sắc như phòng cho trẻ em, các showroom…
- Gỗ MDF có thể sơn được nhiều màu, đa dạng về màu sắc thẩm mỹ.
- Gỗ MDF có khả năng tạo dáng đáp ứng các nhu cầu của sản phẩm về sự cầu kỳ và uyển chuyển.
- Sản phẩm MDF dễ gia công.
- Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, không bị co vót hay chông vênh. Gỗ MDF có có độ bền nhất định, khó bị ăn mòn như gỗ tự nhiên.
- Giá thành của ván MDF thường thấp hơn của ván dán hay gỗ tự nhiên. Rất thích hợp sử dụng trong thiết kế nội thất văn phòng.
- Cấu tạo của chất liệu MDF rất đồng nhất. Khi cắt các cạnh cắt sẽ không bị sứt mẻ.
- Bề mặt của ván MDF khá phẳng và nhẵn, rất thuận tiện để sơn hoặc ép bằng các bề mặt khác như Melamine, Laminate.
- Sản lượng của các sản phẩm chất liệu MDF khá ổn định và thời gian gia công nhanh. Do đó thích hợp sản xuất hàng loạt, tiết kiệm chi phí và giảm giá sản phẩm.
- MDF có bề mặt rộng hơn gỗ tự nhiên, thuận lợi cho thiết kế và sản xuất những sản phẩm kích thước lớn mà không cần phải qua công đoạn chắp nối.
2. Nhược điểm chất liệu gỗ MDF
- Khả năng chịu nước của vật liệu MDF khá kém. Tuy nhiên, vấn đề này có thể cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm.
- Chất liệu này dễ bị mẻ cạnh vì độ cứng thấp.
- Vì có sự hạn chế về độ dày, chất liệu MDF khi sản xuất những sản phẩm có độ dày cao thì cần ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
- Vật liệu gỗ MDF không thể chạm trổ họa tiết như trên gỗ tự nhiên mà chỉ có thể tạo hoa văn, màu sắc bằng cách ép lên bề mặt trang trí.
- Sử dụng ván MDF chất lượng thấp có thể gây hại cho sức khỏe người sản xuất và người sản xuất bởi trong vật liệu có chứa thành phần Formaldehyde.
Ứng dụng của chất liệu MDF trong sản xuất
Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF thường thấy nhất là ở sản phẩm nội thất gia đình. Chất liệu này có thể thay thế được gỗ tự nhiên vì chất lượng ổn và giá thành hợp lý. Do MDF không có khả năng chịu nước bền bỉ, nên thường được sử dụng sản xuất các loại tủ mdf như: tủ trưng bày, tủ quần áo,… hoặc bàn ghế ăn, giường ngủ bằng gỗ MDF.
Tại Siêu Thị Thế Giới Nội Thất, chúng tôi cung cấp các sản phẩm nội thất chính hãng từ bàn, ghế, tủ và kệ, giường ngủ được làm từ nhiều chất liệu chất lượng, quý khách nếu quan tâm có thể liên hệ xem sản phẩm qua website sieuthithegioinoithat.vn hoặc gọi đến hotline 0911 59 1169 – 0252 3939 012 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển được yêu thích thời gian gần đây, bởi phong cách...
Th8
Mọi thứ A – Z về phong cách nội thất Art Deco trong thiết kế nội thất
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về phong cách Art Deco, tuy nhiên nhiều bạn...
Th7
Phong cách minimalist tối giản trong nội thất kiến trúc
Trong cuộc sống thường ngày chắc chắn bạn cũng đã được nghe đến phong cách...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style) là gì ?
Phong cách thiết kế nội thất Rustic là phong cách thiết kế khá độc đáo...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải có điểm đặc biệt gì?
Những bộ phim từ phương Tây ít nhiều đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp...
Th7
Đặc trưng cơ bản phong cách Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong lối sống tối giản, phong cách nội...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất vintage có đặc trưng như thế nào
Phong cách thiết kế vintage phát triển mạnh mẽ, cùng với retro trở thành xu...
Th7