Một trong những kết cấu vô cùng quan trọng tại các công trình xây dựng đó là dầm nhà. Dầm nhà vô cùng phổ biến trong ngành xây dựng nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về kiểu kết cấu này. Do đó ở bài viết này Siêu Thị Thế Giới Nội Thất sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về dầm nhà cũng như cách bố trí dầm nhà hợp lý.
Dầm nhà là gì?
Trong ngành xây dựng, dầm nhà là loại cấu kiện cơ bản được làm bằng bê tông cốt thép. Nó chính là thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm hay tường, mái của ngôi nhà. Nhiệm vụ quan trọng của dầm nhà là gia tăng khả năng chịu lực hoặc sức ép của tất cả khối lượng công trình. Bên cạnh đó còn có chức năng trọng tải và phân tán lực lên những thành phần khác của ngôi nhà như sàn, vách hay cột. Cấu kiện này góp phần bảo vệ, đảm bảo tính chắc chắn, cứng cáp cho công trình. Dầm nhà được ứng dụng khá nhiều trong đời sống với kết cấu đơn giản và chi phí đầu tư. Có thể kể đến như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục,…
Dằm nhà có cấu tạo và hình dáng như thế nào?
Dầm nhà thường có dạng thiết kế hình chữ nhật hoặc hình vuông được thiết lập nằm ngang hoặc nằm nghiêng trên các cột nhằm mục đích chịu lực, phân tán lực tác động đều lên cả ngôi nhà. Cấu tạo của dầm nhà sẽ bao gồm kích thước và khoảng cách cụ thể.
Kích thước của dầm nhà phố
Để phát huy hiệu quả công dụng và vai trò của dầm nhà, các đơn vị xây dựng đều tính toán, xem xét chi tiết cụ thể. Người ta dựa trên số lượng tầng để quy ước các kích thước dầm nhà khác nhau cho nhà phố, nhà ở thông thường. Cụ thể là:
- Chiều cao 30cm dành cho dầm của nhà 2 tầng.
- Chiều cao 35cm dành cho dầm của nhà 3 tầng.
- Chiều cao 35 – 45cm dành cho dầm của nhà 4 tầng.
Một điều quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn chiều cao của dầm đó là nó cũng chịu ảnh hưởng của nhịp dầm. Vì thế cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn hoặc đơn vị xây dựng uy tín để đảm bảo chất lượng dầm cho ngôi nhà của bạn.
Khoảng cách dầm nhà trong xây dựng
Người ta tính toán khoảng cách dầm nhà dựa vào khoảng cách thiết kế giữa các cột trong nhà. Mặt khác khoảng cách cột nhà lại phụ thuộc vào các yếu tố: công năng, tải trọng hay số tầng của ngôi nhà,…Vì thế các kỹ sư và nhân lực có chuyên môn phải tính toán kỹ lưỡng những khoảng cách này nhằm đem đến chất lượng tốt nhất cho công trình. Dằm nhà được xem như phần khung cực kỳ thiết yếu trong thiết kế và xây dựng, cấu kiện này ảnh hưởng rất lớn đến độ bền, tính chịu lực, thời gian tồn tại tối đa của ngôi nhà.
Các loại dầm nhà phổ biến
Dầm nhà được phân loại dựa trên những tiêu chí xác định, đó là: dầm chính, dầm phụ, dầm bê tông cốt thép, dầm thép.
Dầm chính của nhà
Kết cấu cơ bản nhất của ngôi nhà là dầm chính. Dầm chính bao gồm các thang dầm chịu lực chính, lắp đặt nằm dọc hoặc nằm ngang. Ngoài ra còn có một đầu nối với 2 đầu cột, được gác lên chân cột hoặc vách.
- Về kích thước: Dầm chính sẽ có kích thước lớn hơn các loại dầm khác, trung bình từ 20 – 25cm, ở giữa 2 dầm chính sẽ thêm vào các dầm phụ để tăng độ chịu lực cho phần chính.
- Về nhịp dầm: Nhịp dầm nói đơn giản là khoảng cách giữa 2 dầm chính. Hai dằm này thường được đặt cách nhau từ 4 – 6m. Mỗi nhịp của dầm thường sử dụng từ 1 đến 3 dầm phụ.
- Về vai trò dầm chính: Được xây dựng với kết cấu chặt chẽ, dằm nhà chính tối ưu độ chắc chắn, tăng sức chịu lực. Cụ thể là ngăn ngừa tình trạng uốn cong. Loại dằm này phổ biến như trong xây dầm sàn, dầm mái, dầm cầu,…
Dầm phụ của nhà
Dầm phụ thường có thành phần từ bê tông cốt thép và thép định hình. Loại này được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Nhưng dằm phụ sẽ không được đặt trực tiếp lên các cột ngôi nhà, nó được gác lên các cấu kiện khác để chịu uốn hoặc xoắn.
- Về kích thước lớn: Mỗi công trình sẽ có sức chịu tải, số lượng tầng khác nhau, do đó cần thiết kế dầm nhà phụ dựa trên những yếu tố này để thiết kế kích thước và tiết diện hợp lý. Thông thường kích thước của dầm phụ sẽ nhỏ hơn dầm chính. Thành phần nào chịu tải trọng lớn hơn sẽ có tiết diện thiết kế lớn hơn
- Về vai trò dầm phụ: Dầm phụ là phần dầm chịu uốn, chịu nén nhằm chia nhỏ các trọng tải với dầm chính từ đó phân loại được các kích thước của tấm sàn, giảm thiệu lực ép. Từ đó dầm phụ sẽ được tính toán phù hợp hạn chế sự lãng phí, áp dụng rộng rãi trong thiết kế nhà vệ sinh, lô gia
Cần lưu ý một điều đó là dầm ban công và dầm phụ của cầu tàng không được phân chia thành dầm chính và dầm phụ. Người ta dựa trên khả năng chịu lực của mỗi dầm và khả năng chịu tải để phân loại. Trên thực tế dầm nào có khả năng chịu tải hơn thì có tiết diện lớn và ngược lại.
Dầm nhà bằng thép
Khác với hai loại trên, dầm thép có kinh phí xây dựng thấp nên được sử dụng rộng rãi tại các công trình khác nhau.. Dầm thép được chia thành các loại khác nhau dựa theo các tiêu chí:
- Cấu trúc: Bao gồm đơn giản (có 1 nhịp), dầm liên tục (gồm nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau), dầm có mút thừa, dầm conson…
- Tính năng: Có các loại dầm sàn, dầm cầu, dầm cầu chạy và dầm cửa van.
- Hình dáng: Đa dạng kiểu dằm từ dầm chữ I; chữ U; chữ H; chữ V; chữ L…
Trong các công trình có kết cấu nhịp lớn, dầm thép phổ biến bởi khối lượng nhẹ nhưng độ chịu lực lớn. Ngoài ra còn rất thuận tiện trong di chuyển hay lắp đặt, gia tăng chiều cao thông thủy.
Dầm nhà bê tông cốt thép
Một loại được sử dụng phổ biến khác đó là dằm bằng bê tông cốt thép. Cấu kiện này có khả năng chịu uốn tốt, chịu sức nén ổn định. Về cơ bản loại dầm này có cấu trúc như sau:
- Bộ khung: Khung dằm được chia làm 4 loại: cốt đai, cốt xiên; cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo. Cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo có vai trò quan trọng nhất, với 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, thường sẽ có xiên hoặc không có.
- Phần cốt dọc chịu lực: phần này có sự áp dụng nhóm All – Alll và Cll –Clll và có D= 12 – 40mm
- Cốt đai: có độc chịu lực ngang, thường dùng nhóm Cl và Al có D= 4mm
- Phần bảo vệ cốt thép Ao: Bao gồm lớp Ao1 để bảo vệ cốt đai và Ao2 để bảo vệ cốt dọc. Các lớp bảo vệ này được tính từ lớp ngoài của bê tông đến mép phần cốt thép giúp phần thép không bị hư hại han gỉ, tăng cường khả năng chịu lực.
- Lớp vỏ làm bằng bê tông.
Quy tắc bố trí dầm nhà theo phong thủy
Trong văn hóa có từ đời xưa của người phương Đông, yếu tố phong thủy có vai trò rất quan trọng. Đối với việc tính toán thiết kế và xây dựng dầm nhà, phong thủy cũng có sự ảnh hưởng lớn. Nguyên do là vì dầm nhà là phần quyết định đến sự chắc chắn, kiên cố và bền vững của một công trình khi xây dựng. Xin giới thiệu đến các bạn một số quy tắc khi thiết kế, xây dựng hệ dầm để đảm bảo lưu thông vượng khí, đem lại tài lộc.
Không nên đặt dầm trên phòng ngủ
Có thể nói trong phong thủy, đặt dằm ở phòng ngủ là đại kỵ. Điều này được quan niệm là huyền tâm sát, thuộc cung rất xấu. Người ta cho rằng, việc đặt xà ngang trong phòng ngủ sẽ gây cảm giác bí bách, tác động tiêu cực đến sức khỏe gia chủ. Dầm nhà phong thủy xấu dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải. Do đó không nên xây dầm ngang nằm trên phía giường ngủ.
> Tham khảo:
- Phong thủy phòng ngủ vợ chồng và những điều cần biết để hạnh phúc
- Kích thước cửa phòng ngủ theo phong thủy cho mọi loại cửa
Không đặt phần dằm ở bếp và bàn ăn
Người xưa quan niệm xây dầm trên khu vực nhà bếp, đặc biệt là nơi bàn ăn và bếp sẽ làm mất đi may mắn và vượng khí. Gia chủ vì thế sẽ luôn cảm thấy khó chịu. Ngoài ra theo phong thủy nhà bếp, hướng đặt này ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, khiến chủ nhà hao hụt tiền bạc. Làm trần giả che đi phần dầm ngang là giải pháp hợp lý trong trường hợp này.
Bàn làm việc, bàn học không nên đặt dầm
Một yếu tố khác đè nặng lên tinh thần là việc đặt dầm ở nơi học và làm việc. Người học tập và làm việc đặt dầm trên bàn sẽ dẫn đến sự trì trệ, thiếu tập trung, mất sự sáng tạo và tư duy. Cần cẩn trọng khi bố trí và thiết kế các không gian này để đạt được hiệu quả cao nhất.
Không đặt khu vực bàn thờ
Đây là khu vực đại tối kỵ nghiêm cấm phạm. Dầm nếu đặt trên khu vực này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc và sức khỏe người trong gia đình. Nó cũng đem đến xui xẻo, bất hạnh cho gia chủ nếu phạm phải.
Giải pháp khi phạm điều kỵ trong bố trí dầm nhà
Nếu bạn không may phạm phải các quy tắc tối kỵ nêu trên thì hãy tham khảo những giải pháp sau đây của chúng tôi:
- Dùng 1 lớp trần nhà giả che đi phần dầm ngang ở trên.
- Dùng các màu có độ sáng tốt để giảm bớt sát khí.
- Lắp đặt một hệ thống bóng đèn tròn chất lượng dưới dầm nhà để tạo ra lượng dương khí lớn xua đuổi xui xẻo.
- Các vật dụng nhỏ xinh có màu sắc tươi, đẹp để tránh những ảnh hưởng xấu từ hệ thống dầm trong phong thủy ngôi nhà.
Có thể nói việc chọn cách xây dựng, bố trí dầm nhà rất quan trọng trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng một công trình nào đó. Hy vọng bài viết của Siêu Thị Thế Giới Nội Thất đã làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn về dầm nhà cũng như giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cách bố trí dầm nhà một cách hợp lý nhất.
Tham khảo:
- Thiết kế nội thất chung cư
- Phong thủy nội thất chung cư cho người mệnh Kim: cần lưu ý những gì?
- Cách phối gạch lát nền màu xanh lá cây hợp mệnh với gia chủ
Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển được yêu thích thời gian gần đây, bởi phong cách...
Th8
Mọi thứ A – Z về phong cách nội thất Art Deco trong thiết kế nội thất
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về phong cách Art Deco, tuy nhiên nhiều bạn...
Th7
Phong cách minimalist tối giản trong nội thất kiến trúc
Trong cuộc sống thường ngày chắc chắn bạn cũng đã được nghe đến phong cách...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style) là gì ?
Phong cách thiết kế nội thất Rustic là phong cách thiết kế khá độc đáo...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải có điểm đặc biệt gì?
Những bộ phim từ phương Tây ít nhiều đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp...
Th7
Đặc trưng cơ bản phong cách Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong lối sống tối giản, phong cách nội...
Th7
Phong cách thiết kế nội thất vintage có đặc trưng như thế nào
Phong cách thiết kế vintage phát triển mạnh mẽ, cùng với retro trở thành xu...
Th7